Việc làm mới nhất T7/2024

tin nổi bật Nổi bật
1
Đất trung tâm Gò Dầu - Tây Ninh, sổ sẳn, full thổ 3,9 triệu/m2

Thỏa thuận

Hôm nay Đường Quốc lộ 22B, Thạnh Đức

tin nổi bật Nổi bật
1
Nhà 84m2 gần Siêu thị AEON BÌNH TÂN giá 4.95 tỷ TL

Thỏa thuận

Hôm nay Đường Tên Lửa, Bình Trị Đông B

tin nổi bật Nổi bật
1
Mua Căn hộ Fiato Nhơn Trạch thanh toán 8tr/t trong 36T vào ở ngay

Thỏa thuận

Hôm nay Đường Tôn Đức Thắng, An Phước

banner

TÌM VIỆC LÀM – CHỌN VIỆC LÀM – LƯU Ý KHI XIN VIỆC

Tìm việc làm

Có nhiều cách tìm việc làm song kênh trực tuyến được nhiều người lựa chọn là Chợ Nhà TỐT “ chonhatot.com ” , cho phép bạn chọn và tìm việc dễ dàng.

Tạo ấn tượng đầu tiên

Khi đi xin việc bạn cần chú ý tới hình tượng và phong thái của bản thân để gây ấn tượng. Khi đối diện với nhà tuyển dụng, bạn sẽ cần một phong thái tự tin, chỉnh tề và chuyên nghiệp. Điều đó sẽ khiến cho nhà tuyển dụng cảm thấy ấn tượng đối với bạn.

Tự tin vào bản thân

Dù đã có hay chưa có kinh nghiệm, bạn cũng nên tự tin vào bản thân và thể hiện điều đó trước mặt nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, bạn hãy biết cách khiêm tốn đúng mực, một người vừa tự tin, vừa khiêm tốn sẽ mang đến ấn tượng tốt đối với các nhà tuyển dụng.

Biết cách chọn lọc thông tin

Việc tìm kiếm thông tin vô bổ sẽ mất thời gian, do đó, không nên đọc những tin tức tuyển dụng không thuộc phạm trù, lĩnh vực của mình. Bạn cần biết cách chọn lọc những tin tuyển dụng và nhận thấy những tin nào thực sự phù hợp.

Tiền lương

Tiền lương là vấn đề tế nhị, nhưng cần được rõ ràng và là mối quan tâm của bất cứ ai khi tìm việc làm. Tuy nhiên, bạn không nên đòi hỏi mức lương quá cao được đề xuất trong bộ cv xin việc. Tùy vào năng lực của bản thân, bạn có thể đề xuất mức lương xứng đáng.

Chuẩn bị sẵn sơ yếu lý lịch

Bạn nên chuẩn bị sẵn một bộ hồ sơ xin việc hoàn chỉnh, những giấy tờ được viết một cách cẩn thận và gây được sự chú ý đối với nhà tuyển dụng. Một bộ hồ sơ được viết một cách vội vàng, cẩu thả, không được đầu tư nhiều thời gian và công sức hoặc gửi hồ sơ muộn so với hạn nộp sẽ khiến bạn mất đi cơ hội.

13 Yếu Tố Cực Kỳ Quan Trọng Bạn Cần Cân Nhắc Khi Tìm Kiếm Việc Làm

 

1. Lịch sử công ty

Mặc dù không ai có thể đoán trước được tương lai, nhưng hiểu biết về lịch sử của một công ty có thể giúp bạn có cái nhìn tổng thể nhất về độ bền vững, những giá trị mà công ty theo đuổi và văn hóa làm việc của họ. Tìm hiểu kỹ càng về các nhà tuyển dụng tương lai từ các nguồn như báo chí, trang web công ty và từ mạng xã hội.

Các thông tin mà bạn cần chú ý có thể kể đến như:

o Công ty đã hoạt động được bao lâu?

o Công ty đang mở rộng hay đang giảm quy mô?

o Công ty đã có bước tiến lớn nào chưa / họ có đang mở rộng sang các ngành mới không?

o Bao lâu thì công ty cắt giảm biên chế?

o Có thông tin nào về scandal hoặc rắc rối về mặt tài chính/pháp lý của công ty hay không?

 

2. Mục tiêu của công ty

Khi mà các mục tiêu cá nhân của bạn hòa hợp với mục tiêu mà công ty đưa ra, công việc sẽ không chỉ là cần câu mà bạn bắt buộc phải gìn giữ, nó có thể trở thành đam mê.

Khi bạn đi tìm một công ty để ứng tuyển, hãy tìm hiểu về các mục tiêu, hay các ‘sứ mệnh’ mà họ hứa hẹn sẽ thực hiện, giá trị cốt lõi và mô hình kinh doanh của nhà tuyển dụng. Các công ty ngày nay tham gia vào không ít các dự án thiện nguyện hỗ trợ cộng đồng, và nếu bạn muốn công việc của mình là một nhân tố có ích cho xã hội, đây có thể là một yếu tố cần xem xét khi tìm việc.

 

3. Vị trí việc làm

Khi xem xét thời gian làm việc của bạn trong ngày, bạn phải nghĩ đến cả giờ làm việc và thời gian di chuyển của bạn. Suy nghĩ về lượng thời gian mà bạn sẵn sàng bỏ ra cho công việc đó.

Nếu tuyến đường đi làm của bạn thường xuyên tắc nghẽn mỗi giờ cao điểm, hãy cân nhắc xem điều đó sẽ ảnh hưởng đến giờ làm việc, mức độ căng thẳng và năng suất làm việc của bạn như thế nào. Nếu một công việc đòi hỏi thời gian đi lại đặc biệt dài, hãy cân nhắc xem khoảng thời gian đó có thể ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân của bạn ra sao, bao gồm thời gian dành cho gia đình, người thân, hẹn hò hay chăm sóc bản thân.

Chi phí đi làm nên là một yếu tố khi so sánh mức lương từ các công ty khác nhau. Chi phí nhiên liệu và gửi xe có thể chiếm phần lớn số tiền mà bạn kiếm được từ công việc đó.

 

4. Giờ làm việc

Vì giờ làm việc có thể khác nhau giữa các công ty, bạn phải biết giờ làm việc của công việc sẽ ảnh hưởng ra sao đến giờ giấc cá nhân. Tìm hiểu dự kiến có bao nhiêu giờ làm việc trong một tuần "bình thường" và lương cho thời gian làm thêm được xử lý như thế nào. Bạn cũng nên tìm hiểu xem mình có phải làm việc vào ngày lễ hoặc cuối tuần hay không, có phải trực điện thoại ngay cả khi không ở trong văn phòng hay không.

 

5. Lương

Tiền lương của bạn nên đáp ứng được các nhu cầu cơ bản của bạn và giúp bạn lập kế hoạch cho tương lai. Khi bạn tìm kiếm một công việc, hãy hiểu rõ ngân sách của bản thân trước và dự tính số tiền cần kiếm được để chi trả các khoản phí hàng ngày. Nghiên cứu mức lương của công việc bạn đang cân nhắc nhận lời, để có thể thương lượng mức lương khởi điểm tốt hơn.

 

6. Phúc lợi

Khi so sánh các công ty, bạn không thể không so sánh phúc lợi mà công ty cung cấp cho các nhân viên. Bảo hiểm sức khỏe là quyền lợi quan trọng đối với mọi người, nhưng không phải công ty nào cũng cung cấp bảo hiểm hoặc cung cấp nó với mức hợp lý. Một công việc cung cấp kế hoạch tiết kiệm khi nghỉ hưu có thể giúp bạn lập kế hoạch cho tương lai. Bạn cũng nên xem cách mỗi công ty xử lý thời gian nghỉ phép và ngày nghỉ ốm cho nhân viên.

Nếu bạn phải chuyển đến công việc mới, hãy tìm hiểu xem công ty có hỗ trợ chi phí phụ hay không, và đừng bỏ qua các đặc quyền hơn như giảm giá cho nhân viên đối với hàng hóa của công ty.

7. Yêu cầu của công việc

Để thành công trong công việc, bạn cần tìm một vị trí phù hợp với thế mạnh của mình. Nếu bạn cảm thấy thoải mái nhất trong vai trò hỗ trợ, vậy thì một công việc cần đưa ra nhiều quyết định quan trọng có lẽ không phải là lựa chọn tốt nhất.

Tương tự như vậy, vai trò của bạn với tư cách là một phần của tập thể có thể rất khác so với một công việc đòi hỏi bạn phải làm việc độc lập. So sánh các yếu tố công việc và môi trường làm việc với tính cách bản thân để tìm ra việc phù hợp nhất với bạn.

8. Công nghệ

Trong nhiều công việc, bạn sẽ bắt buộc phải sử dụng các công cụ công nghệ như máy tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng. Trước khi chấp nhận một lời mời

làm việc, hãy tìm hiểu xem công ty cung cấp cho bạn những gì và bạn phải tự mình chuẩn bị những gì. Bạn cũng nên có hiểu biết vững chắc về phần mềm, phần cứng và hệ điều hành mà bạn sẽ sử dụng trong công việc.

9. Cơ hội phát triển

Những công việc mang lại nhiều cơ hội phát triển có vai trò rất quan trọng trong những năm đầu của sự nghiệp. Ở khoảng thời gian này, bạn có thể làm nhiều công việc khác nhau với một mức lương không mấy đẹp đẽ nhằm đổi lấy kinh nghiệm và tìm cho mình một vị trí tốt hơn.

Nếu bạn đã có những bước tiến nhất định, hãy tìm kiếm cơ hội để phát triển các kỹ năng mới trong công việc. Nhiều công ty tổ chức đào tạo tại chỗ hoặc trả tiền cho các lớp học như một phần trong quá trình phát triển chuyên môn của nhân viên. Tìm kiếm một công việc dạy cho bạn những kỹ năng mới, giúp bạn chuyển sang vị trí cấp cao hoặc giúp bạn hướng tới những mục tiêu nghề nghiệp lớn hơn.

 

10. Công nhận và đánh giá

Mọi người đều muốn nhận được lời khen và sự công nhận khi họ làm tốt một công việc nào đó. Khi tìm việc, hãy tìm hiểu cách các nhà tuyển dụng khuyến khích sự phát triển và khen thưởng cho nhân viên. Các biện pháp khuyến khích hiệu suất phổ biến có thể bao gồm tiền thưởng, các chuyến đi hàng năm và giải thưởng.

11. Cân bằng giữa công việc và cuộc sống

Đạt được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống là một phần quan trọng đối với sức khỏe và hạnh phúc của bạn. Những công việc đòi hỏi bỏ nhiều công sức trong thời gian ngắn có thể thú vị và rất bổ ích, nhưng bạn có thể thích một công việc có thể cho bạn sự cân bằng giữa thời gian nghỉ ngơi và thời gian làm việc hơn. Bạn nên hỏi nhà tuyển dụng về các chính sách nghỉ, ngày ốm và liệu họ có cho phép nhân viên làm việc tại nhà.

Tìm kiếm sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống càng đặc biệt quan trọng nếu bạn là một phụ huynh đang đi làm.

12. Môi trường làm việc

Vì bạn sẽ dành nhiều thời gian cho công việc, nên hãy đảm bảo rằng môi trường làm việc phù hợp với bạn. Cân nhắc xem bạn thích làm việc trong một công ty nhỏ hay một tập đoàn lớn. Kiểm tra không gian làm việc và thử cảm nhận về nơi đó. Một không gian làm việc tạo hứng thú cho bạn có thể làm tăng sự hài lòng trong công việc của bạn.

Khi bạn đến thăm để phỏng vấn, hãy quan sát nhân viên khi họ làm việc để xem nhân viên có vui vẻ không và nơi làm việc có vẻ dễ chịu không. Hãy chắc chắn

kiểm tra xem nhân viên ăn mặc như thế nào và nếu bạn không chắc chắn, hãy hỏi về quy định trang phục của công ty.

13. Đồng nghiệp

Đồng nghiệp tương lai của bạn sẽ là một phần quan trọng trong cuộc sống của bạn, vì vậy hãy cố gắng tìm hiểu càng nhiều càng tốt trước khi chấp nhận một lời mời làm việc. Chú ý đến cách đồng nghiệp tương tác với nhau và đặt càng nhiều câu hỏi về môi trường làm việc càng tốt. Đặc biệt là các mối quan hệ giữa cấp trên cấp dưới, quản lý và nhân viên.

Mở rông